Tài khoản đối ứng là gì? Bật mí thông tin về tài khoản đối ứng

Lượt xem:

Đọc bài viết

Tài khoản đối ứng là cụm từ chắc không còn xa lạ trong lĩnh vực kế toán. Tuy nhiên, cụm từ này có thể là lần đầu nhiều người nghe đến. Bạn muốn tìm hiểu tài khoản đối ứng là gì. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về tài khoản này cho bạn nhé.

Tài khoản đối ứng là gì?

Hiểu đơn giản, tài khoản đối ứng là tài khoản có nhiệm vụ ghi lại những phát sinh giữa bên nợ bằng bên có. Đồng thời giữ tài khoản này ứng với tài khoản kia.

Hiện tại, đối ứng tài khoản là phương pháp kiểm tra thông tin của các đối tượng kế toán theo các mối liên hệ khác nhau. Tất cả đều được phản ánh trong mỗi nghiệp vụ kế toán phát sinh.

Các yếu tố tạo nên tài khoản đối ứng

Thông qua tài khoản đối ứng, các đối tượng nghiệp vụ kế toán được đảm bảo việc tổng hợp thông tin về hoạt động luân chuyển. Hiện nay có 2 yếu tố chính tạo nên phương pháp đối ứng tài. Đó là:

  • Hệ thống các tài khoản kế toán
  • Quan hệ đối ứng trong kế toán

Các quan hệ đối ứng khác nhau của tài khoản kế toán

Tài khoản kế toán trong lĩnh vực kế toán sẽ có những quan hệ đối ứng khác nhau. Gồm: Quan hệ đối ứng tài khoản cơ bản và quan hệ đối ứng kế toán trung gian.

Quan hệ đối ứng tài khoản cơ bản

Với các quan hệ tài khoản đối ứng cơ bản sẽ có 4 dạng đối ứng như sau:

  • Tài sản tăng – giảm: Đây là mối quan hệ xảy ra khi một tài sản tăng giá trị và tài sản tương ứng giảm. Khi có những ảnh hưởng trong nội bộ của tài sản thì dạng nghiệp vụ đối ứng này mới xảy ra. Tuy nhiên khi kết cấu tài sản không bị thay đổi, quan hệ này mới thay đổi.
  • Nguồn vốn tăng – nguồn vốn giảm: Khi một nguồn vốn tăng và nguồn vốn tương ứng giảm thì mối quan hệ này sẽ xảy ra. Các nghiệp vụ kế toán lúc này chỉ làm thay đổi kết cấu của nguồn vốn chứ không làm thay đổi tổng số vốn.
  • Tài sản tăng – nguồn vốn tăng: Mối quan hệ này sẽ làm tăng trưởng quy mô nguồn tài sản, nguồn vốn lên một lượng nhất định. Tuy nhiên, sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sự cân bằng giữa nguồn vốn và tài sản thường.
  • Tài sản giảm – nguồn vốn giảm: Mối quan hệ này làm giảm tăng trưởng nguồn vốn. Trong đó các tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ giảm cùng nhau. Nhưng doanh nghiệp vẫn có tổng số tài sản ở mức cân bằng.

Quan hệ đối ứng kế toán trung gian

Trong kế toán, bên cạnh các quan hệ cơ bản, tài khoản đối ứng vẫn còn đó các quan hệ đối ứng trung gian. Trong đó có thể kể đến như:

  • Giảm tài sản, phát sinh chi phí
  • Tăng tài sản, phát sinh thu nhập
  • Giảm vốn, phát sinh thu nhập
  • Tăng vốn, phát sinh chi phí

Các kế toán viên cần nắm được một số mối quan hệ đối ứng tài khoản trung gian cơ bản trên đây. Tuy nhiên, nó chủ yếu chỉ liên quan đến vốn, các đối tượng tài sản, doanh thu, chi phí bỏ ra của doanh nghiệp. Việc nắm bắt được thông tin về tài khoản đối ứng sẽ giúp các bạn làm việc vững vàng hơn. Hy vọng những thông tin này của Việc làm Đà Nẵng sẽ có ích cho công việc của bạn.